This is alternative content.

Pages

Ám ảnh những ngôi đền thiêng rùng rợn nhất châu Á (P1)


Đền thờ vốn là nơi linh thiêng, là nơi con người tưởng nhớ tổ tiên và thờ cúng những vị thần. Tuy nhiên, ở châu Á lại có những đền thờ mang màu sắc u ám và đáng sợ, như cách người xưa “cảnh cáo” chúng ta chớ có quấy rối hay tỏ ra bất kính.
1. Đền Awashima Jinja – Nhật Bản
Những con búp bê đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa cũng như đời sống tinh thần của người Nhật Bản. Búp bê không chỉ là đồ chơi mà còn được sử dụng trong các lễ hội cầu nguyện và lễ rửa tội, cũng như là một món quà quý giá đối với mọi người dân Nhật Bản – từ một đứa trẻ mới chào đời đến một chính trị gia lừng lẫy. Đối với nhiều người, búp bê còn có ý nghĩa gần như là một vị thần hộ mệnh.
Ngôi đền Awashima Jinja là nơi nhiều phụ nữ Nhật Bản đến cầu sức khỏe hoặc cầu con. Họ thường mang những con búp bê của con mình đến đây và gửi lại vì người Nhật tin rằng nếu búp bê bị vứt bỏ, nó sẽ quay trở lại và gieo rắc tai họa, xui xẻo cho gia đình đó.

Hầu như khắp ngôi đền đều có búp bê. Không chỉ có búp bê, ngôi đền còn có những bức tượng lớn nhỏ và đa số đều là những báu vật từ thời xa xưa. Chính vì tin rằng búp bê có thể trở nên đáng sợ và nguy hiểm như thế nào một khi bị ruồng bỏ nên ngôi đền này trở thành ngôi nhà của hàng nghìn con búp bê.
Có quan niệm cho rằng búp bê có thể thống lĩnh linh hồn con người và có thể nhìn vào cõi chết, thấy được ai sắp chết, tuy nhiên quan niệm này không được phổ biến lắm. Mỗi năm, ngôi đền tổ chức lễ hội để thả những con búp bê ra biển. Việc những chiếc thuyền chở những con búp bê chìm xuống biển được cho là mang những điều xui xẻo, tai ương xuống đáy đại dương. Bên cạnh một số búp bê được giữ lại đền, một số khác được đem tặng lại với ý nghĩa như hồng phúc cho một đứa trẻ sơ sinh hoặc cầu con cho người hiếm muộn, còn một số khác sẽ được các nhà sư tiến hành nghi thức rửa tội và sau đó được mang đi thiêu.

Lễ mang búp bê thả ra biển.
2. Đền Preah Vihear – Campuchia
Không hề có rắn khổng lồ, chuột thiêng hay những câu chuyện hư cấu, đền Preah Vihear khiêm nhường, cổ kính ngày nay đang đứng trên mảnh đất mà hàng trăm con người vô tội đã ngã xuống vì cuộc tranh chấp ngôi đền này giữa hai nước CampuchiaThái Lan
Ngôi đền nằm trên đồng bằng gần biên giới Thái Lan - Campuchia. Có niên đại từ thế kỷ 11, nó là một điển hình của kiến trúc Khmer, từ kiến trúc tổng thể đến những đường nét làm nên ngôi đền. Tuy được UNESCO công nhận là di sản thế giới nhưng đến nay ngôi đền này vẫn là vấn đề tranh chấp dai dẳng giữa CampuchiaThái Lan.
Các nhà khảo cổ và kiểm lâm viên có nhiệm vụ bảo tồn và bảo vệ khu đền. Ngôi đền chỉ cách biên giới giữa CampuchiaThái Lan khoảng vài chục mét và đôi khi, việc bảo quản bị gián đoạn khi xảy ra xung đột giữa hai nước. Năm 2011, ít nhất 7 người đã tử vong và hàng chục người khác, bao gồm cả người dân và lính, bị thương trong một cuộc đụng độ giữa hai nước ở khu vực gần biên giới. Nguyên nhân bắt nguồn từ khi cả hai bên nhận thức được tiềm năng du lịch tuyệt vời của đền Preah Vihear khi nó được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2008 và cả hai đều muốn khẳng định chủ quyền của mình đối với khu đền, dẫn đến những cuộc xung đột kéo dài cả thế kỷ.

Quân đội Campuchia làm nhiệm vụ giữ đền trong cuộc tranh chấp giữa hai nước.
Ngôi đền được cho là tồn tại ít nhất là từ năm 893. Các nhà khảo cổ cho rằng ngôi đền được xây dựng để thờ thần Shiva và kiến trúc của nó thậm chí còn ấn tượng hơn cả đền Angkor Wat, nhưng cuộc xung đột cần được giải quyết trước. Khi Pháp và vương quốc Xiêm (tên gọi của Thái Lan trước đây) vẽ đường biên giới giữa hai nước vào năm 1904, họ đã không vạch rõ khu đền thuộc về nước nào và điều này đã để lại những hệ lụy cho đời sau.
3. Tanah Lot – Indonesia

Đền Tanah Lot uy nghi sừng sững giữa biển.
Tanah Lot có lẽ là ngôi đền đạo Hindu đẹp nhất cho đến khi bạn gặp những con rắn bò lổn ngổn trong đền. Chúng không chỉ đơn thuần là những con rắn đất vô hại mà là rắn biển, một số loài siêu độc. 
Theo như truyền thuyết, Tanah Lot được khởi công bởi một người theo đạo Hindu có tên Danghyang Nirartha. Sau khi người này xây dựng xong ngôi đền trên một mỏm đá thuộc bờ biển Bali, vị chúa của vùng đất này trở nên đặc biệt thèm muốn ngôi đền. Vị chúa ra lệnh cho Nirartha phải rời hòn đảo và bỏ lại ngôi đền. Khi không thể chống cự lại sức ép của vị chúa, Nirartha đã ném chiếc khăn của mình choàng vào những con rắn biển và giao cho chúng sứ mệnh bảo vệ ngôi đền khi ông rời khỏi đảo.

Rắn biển xám đen - vị thần mang sứ mệnh canh giữ đảo
Cho đến ngày nay, những con rắn vẫn đang làm tốt nhiệm vụ của mình và khi thủy triều xuống, những du khách can đảm có thể đến hòn đảo đầy rắn này. Được coi là những chiến binh giữ đền, rắn biển xám đen là một loài rắn cực kỳ nguy hiểm. Điều đáng buồn hơn cả là những nguy cơ xói mòn mà đền Tanah Lot đang đối mặt mặc dù đã được trùng tu vào những năm 80. 

Bảng chỉ dẫn vào hang rắn thần
4. Núi Osore – Nhật Bản

Ngôi đền nằm khiêm tốn dưới chân núi Osore
Núi Osore (hay còn được gọi là núi Osorezan) là một trong những ngôi đền thiêng nhất Nhật Bản nhưng đồng thời cũng là một trong những con đường dẫn đến địa ngục vì nó nằm trên vùng núi lửa hoạt động. Không khí nhiễm sulfur, mặt đất gồ ghề với những mạch nước nóng ngầm và những hồ nước gần đó bốc mùi tanh như mùi khí sulfur trong không khí. 
Những con đường lên núi được ví như đường dẫn đến cõi âm. Ngôi đền được bao bọc bởi một con sông và tám ngọn núi cùng các hòn đá cuội dọc bờ sông được cho là do linh hồn của những đứa trẻ đặt vào để đánh dấu đường đi. Những bước tượng quanh quần thể đền được gọi là Jizo - vị thần xua đuổi ma quỷ khỏi đứa trẻ và các hòn đá đánh dấu đường. Những gia đình mất con thường mang đá cuội đến đền với hy vọng góp phần tạo nên một chiếc cầu dẫn dắt linh hồn con họ.

Tượng thần Jizo - vị thần xua đuổi ma quỷ khỏi những đứa trẻ và ngăn chúng phá những hòn đá đánh dấu đường
Nỗ lực của những linh hồn trẻ này dường như chỉ là vô vọng bởi những linh hồn xấu luôn đi theo và phá con đường đá mà lũ trẻ tạo nên. Và khắp ngôi đền, bãi biển, cánh đồng hoang… đều tràn ngập những món quà của các bậc phụ huynh dành cho con mình như chiếc chong chóng nhỏ sặc sỡ, đồng xu, kẹo bánh và nhiều món đồ chơi nhỏ. Họ còn tặng giày cho thần Jizo để giúp thần đánh đuổi quỷ sứ, bảo vệ lũ trẻ.

Khu đền đầy những món quà, đồ chơi nhỏ do các bậc cha mẹ gửi lại cho linh hồn con trẻ
Trong suốt lễ hội đền, những người phụ nữ được gọi là itako sẽ trò chuyện với những linh hồn và truyền tải thông điệp để người thân của họ. Những người phụ nữ được trời phú cho năng lực này nhưng lại thiếu mất một thứ khác: một đôi mắt sáng.
Theo như nghi lễ, cây cầu nhỏ ở núi Osore tượng trưng cho số mệnh của mỗi người. Nó là cây cầu dẫn đến kiếp sau, những người tốt sẽ băng qua cầu dễ dàng còn những người xấu sẽ không thấy được nó.
5. Chùa Rắn – Myanmar

Chùa Rắn là một trong số những ngôi chùa đẹp của Myanmar
Chùa Rắn là tên gọi khác của ngôi chùa Yadana Labamuni Hsu-taungpye Paya. Ngôi chùa có niên đại từ giữa thế kỉ 11 và 15 nhưng mãi đến những năm 70, những con rắn mới bắt đầu xuất hiện trong chùa. 3 con trăn lớn từ khu rừng gần đó đã đến và nằm ngủ quanh tượng Phật. Trong số đó có một con trăn đặc biệt khổng lồ, bề ngang bằng bắp đùi của người đàn ông và dài 5m. Tương truyền, đó là con trăn thiêng và là hiện thân của một trong số những vị thần trong đền.

Con trăn thiêng khổng lồ tự bò vào đền và ở lại đây cho đến ngày nay
Đến nay, những con rắn trở thành điểm thu hút khách du lịch và chúng hoàn toàn vô hại. Chúng được cho ăn thường xuyên và chăm sóc cẩn thận để khách du lịch có thể chụp hình lưu niệm cùng. Bạn còn có thể xem nghi thức cho rắn thần tắm và ăn. 

(Theo yan.vn)

0 Comments