Hầu hết các lí do được đưa ra liên quan đến rồng
biển dạt vào bờ là chúng ở tâm chấn động đất hay các mảng địa chất đứt
gãy nên nhạy cảm hơn so với những loài khác.
Theo khoa học ghi nhận, rồng biển (tên khoa học là Regalecus glesne)
lần đầu tiên trôi dạt vào bờ là vào năm 1772 và mãi về sau, rất ít các
trường hợp tương tự xảy ra.
Tuy nhiên, riêng trong năm 2015 này, đã có tới hai trường hợp rồng biển
khổng lồ dạt vào bờ biển Việt Nam lần lượt ở Quảng Bình và Thanh Hóa.
Người ta tự hỏi rằng liệu có điềm báo gì chăng?
Môi trường sống của rồng biển khá đặc biệt, chúng hoạt động ở độ sâu
khoảng 1.000 m so với mặt nước biển, kích thước lớn nhất mà rồng biển có
thể đạt được là 17 mét chiều dài, nặng tới 270 kg.
Theo quan niệm của người Nhật Bản, khi rồng biển xuất hiện cũng là lúc
động đất xảy ra hoặc điềm báo động đất. Gần đây, điều đó cũng đã được
minh chứng khi có tới 20 con rồng biển bị dạt vào bờ trước trận động đất
Tohoku và sóng thần năm 2011 tại Nhật Bản.
“Về lí thuyết, rồng biển có thể bị tác động bởi điện tích tĩnh hình
thành khi các lớp đất đá dưới lòng biển rung chuyển, từ đó giải phóng
ion tích điện trôi nổi trên dòng nước. Quá trình đó cũng kéo theo sự
hình thành một hợp chất cực kì độc hại mang tên hydrogen peroxide”,
Rachel Grant – một chuyên gia sinh học động vật tại Đại học Anglia
Ruskin, Cambridge, Anh – cho biết.
“Cả hai tác nhân độc hại trên lập tức tác động đến không chỉ rồng biển
mà còn các loại cá khác, khiến chúng bị chết hoặc bị ‘xua đuổi’ đi nơi
khác. Bên cạnh đó, cũng không loại trừ khả năng rồng biển bị ‘ngộp’ bởi
lượng lớn khí CO2 từ lòng đất thoát ra”, Rachel nói tiếp.
Tuy vậy, cũng không quá lo lắng khi vào năm 2013, đã có rồng biển liên
tục dạt vào bờ biển California, Mỹ nhưng không có trận động đất nào xảy
ra, hoặc nó chỉ xảy ra ở dưới đáy biển sâu.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng giải thích thêm rằng có thể rồng biển
bị trôi dạt vào bờ do các hoạt động do con người gây ra như ô nhiễm môi
trường, hoặc các hoạt động quân sự, chủ yếu là các hạ âm sinh ra từ tàu
ngầm.
Theo báo điện tử SKCĐ
0 Comments