This is alternative content.

Pages

Mẹo nhỏ khi giao tiếp với người mới gặp

Một vài mẹo nhỏ giúp cuộc trò chuyện với người mới quen sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều.

Nhiều người than phiền rằng họ thường gặp khó khăn khi lần đầu giao tiếp với người khác bởi câu chuyện nhiều khi không được “trôi chảy” cho lắm. Để tránh bầu không khí im lặng, họ đã cố gắng nói chuyện vu vơ về vấn đề nào đó nhưng hiệu quả đem lại không cao. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ để cuộc trò chuyện với người mới quen trở nên thú vị hơn rất nhiều.
 
Bình luận về chủ đề liên quan tới cả hai
 
Những chủ đề về thức ăn, cách bài trí nội thất, hay về dịp lễ đặc biệt nào đó luôn luôn là cách tiếp cận an toàn. Những câu hỏi kiểu như: “ Cậu biết gì về chủ nhà mời chúng ta đến hôm nay không?”, “ Cái gì đã khiến bạn muốn tham gia sự kiện ngày hôm nay cùng với chúng tôi?” cũng nên được sử dụng. Nhưng hãy giữ thái độ tích cực! Trừ khi bạn cực kì “funny”, lần đầu giao tiếp với người khác không phải là thời điểm để than phiền.
 
meo-nho-khi-giao-tiep-voi-nguoi-moi-gap
 
Nói tới những chủ đề gây hứng thú
 
Một số người trước khi ra ngoài thường có thói quen lướt web để tìm kiếm thông tin. Cập nhật tin tức để đưa ra những thông tin thời sự kiểu như: “ Steve Job vừa qua đời đấy, cậu biết chưa?” hay “ Chuẩn bị có Rockstorm năm nay đấy!” là cách rất hiệu quả để bắt chuyện và tạo hứng thú cho cả đôi bên đấy.
 
Hãy hỏi những câu hỏi không thể đáp lại bằng câu trả lời “nhát gừng”
 
“Dạo này cậu làm gì mà bận thế?”. Đây là câu hỏi tốt nếu bạn đang nói chuyện với một người không làm việc trong văn phòng. Cách này hiệu quả hơn kiểu hỏi rõ ràng như: “Cậu làm nghề gì” bời vì người trả lời phải chọn trọng tâm của họ (công việc, việc tình nguyện, gia đình, sở thích) để đáp lại.
 
meo-nho-khi-giao-tiep-voi-nguoi-moi-gap
 
Nếu bạn đã lỡ hỏi những câu hỏi có thể trả lời một cách đơn giản, hãy hỏi thêm những câu hỏi liên quan
 
Ví dụ, nếu bạn hỏi “Quê cậu ở đâu thế?” thì câu hỏi tiếp theo nên là “uh, thế nếu cậu vẫn ở đó thì cuộc sống sẽ ra sao”. Còn nếu câu hỏi là “Bạn có nhóc nào chưa?” thì nên hỏi thêm “ Cậu chăm con có theo cách ông bà dạy không?” hoặc “Cậu có muôn lớn lên chúng sẽ đi theo con đường khác cậu không?”
 
Hỏi những câu hỏi về cuộc sống cá nhân
 
“Cậu hay đọc báo ở trang nào?”, “ Cậu thích chơi game thể loại nào?” Những câu hỏi như vậy có thể đánh trúng vào sở thích, thói quen của nhau và khiến việc nói chuyện trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
 
Phản ứng tích cực với câu chuyện người khác kể
 
meo-nho-khi-giao-tiep-voi-nguoi-moi-gap
 
Nếu anh bạn của bạn kể một câu chuyện cười, dù bạn không buồn cười thì ít nhất nên tỏ vẻ rằng câu chuyện đó khiến bạn thấy thú vị. Nếu anh ta đưa ra một số thông tin mà anh ấy cho là kì lạ hãy phản ứng lại với thái độ ngạc nhiên. Hãy đặt mình vào vị thế của người kể chuyện khi người nghe không phản ứng lại những gì bạn nói chắc hẳn bạn sẽ thấy không hài lòng chút nào vì thái độ của họ làm bạn cảm thấy mình hành động như một tên ngốc vậy.
 
Hi vọng một chút mẹo đơn giản này sẽ giúp bạn đọc làm giàu thêm kĩ năng giao tiếp của bản thân.
 
Tham khảo: Lifehacker

0 Comments